GÓC CHIA SẺ: Dành cho các bạn học sinh mới cả TIMELINE & HAND

TIMELINE:

 



1: Kết nối với tinh thần khác, không phải là siêu thức của bạn: Khi bạn vào thiền, tuyệt đối chỉ kết nối với siêu thức của chính mình. Mà không phải bất kỳ tinh thần nào khác, dù trong nhận diện cao hơn ví dụ: Phật Quán Âm, Thầy Thích Ca, Thầy Lão Tử….Vì sao? Vì bạn không thể biết chắc chắn được tinh thần đó , có đúng như hiện dạng bạn thấy hay không. Hay là do tinh thần nào khác giả dạng ( rất nguy hiểm ). Thật tế là những tinh thần cao đó, họ không có rảnh để xuất hiện trong dòng thời gian của bạn đâu. Bạn kết nối vì u mê của chính bản thân mình. Đã có trường hợp như thế rồi, và bạn đó không làm gì khác ngoài ngồi ngắm tinh thần đó. Vì theo bạn là quá đẹp!. Cũng may mà bạn chỉ ngồi nhìn chứ không kết nối hay trò chuyện.

 

2: Trò chuyện với chính nhân vật của mình trong timeline, khi thấy nhân vật ngu quá tức chịu không nổi, nhân vật đau khổ quá lại ngồi khuyên, thấy con ma không siêu thóat lại an ủi hay chỉ đơn giản là tò mò quá hỏi nhân vật tên gì? Thời đại này là thời đại bao nhiêu? .....Bạn không thể tác động vào dòng thời gian kiểu thế được, sẽ mất định và dẫn tới bị loạn. Bạn chỉ là người quan sát. Chữa lành phải theo đúng kỹ thuật, và thông tin nhận được chỉ nhờ siêu thức, không thông qua trực tiếp nhân vật hay bất cứ ai khác.

 

3: Kết nối với nhân vật sâu quá, lao sang nhân vật, dẫn tới mất định và không đi được tiếp. Ví dụ : nhân vật đang bị tra tấn, bị xử tử… trên thân vật lý có dấu hiệu đau quá mức. Nhân vật bị hại, bị bỏ rơi….đau khổ, trầm cảm như nhân vật, khóc không dừng lại được… Đồng ý, khi thiền mình phải kết nối với nhân vật, thì mới có sự thấu hiểu và chữa lành. Nhưng không phóng tâm lao sang dẫn tới mất định. Khi rơi vào trường hợp như thế này, lập tức buông hết cảnh đó, quay trở lại thân. Tiếp tục, cảm nhận lại nhịp đập tim, cảm nhận lại hơi thở, cảm nhận lại cơ thể. Sau khi ổn định rồi, ta quay lại dòng thời gian đó tiếp.

 

4: Đang thiền đau quá kể cả thể vật lý và tinh thần: thoát thiền. Bạn không thể cứ mở dòng đó ra rồi bỏ ngang không xử lý được. Đó là trốn tránh, không phải giải quyết. Chỉ có một cách là phải xem hết trọn dòng đó. Ít ra khi xem xong mặc dù chưa chữa được, nhưng bản thân bạn cũng có sự thấu hiểu rõ ràng hơn. Còn bỏ ngang , bạn vẫn sẽ đau như thế mà không hiểu gì cả.

 

5: Bị đứng cảnh, cảnh không chạy tiếp, không biết phải nên làm gì tiếp theo? Thường nhân vật trong timeline nào cũng sẽ theo một số sự kiện cố định: Thuở ấu thơ, trưởng thành, yêu đương, lập sự nghiệp, kết hôn, có con, về già chết…Nhân vật xem đang ở giai đoạn nào, thì mình hướng tâm tiếp theo. Hoặc chuyển sang hướng đổi không gian ví dụ: đang ở ngoài đường thì xin chuyển về nhà chẳng hạn….Nếu cảnh vẫn không chạy, báo lại giáo viên đỡ. Họ sẽ biết hướng dẫn tiếp, vì tùy theo timeline mà còn có các cách khác nhau, sẽ linh động mà không cứng nhắc.

 

6: Quên xả thiền: Nếu đang thiền mà gặp trường hợp phải bỏ dở vd như đi vệ sinh, nghe điện thoại, mở cửa…thì bạn vẫn phải làm đủ các bước xả thiền. Sau đó, muốn vào thiền tiếp thì lại làm đầy đủ các bước nhập thiền . Tuyệt đối không được nhảy ra khỏi thiền, mà không xả thiền từ tốn, đặc biệt bước thay đổi rung động, sẽ bị mệt hoặc ngủ ly bì nguyên ngày.

 

HAND:

 



1: Luôn nhớ câu : ”  Tôi là kênh năng lượng của vũ trụ, khi tôi trụ trong chính tôi". Người đặt tay chỉ là kênh năng lượng để dẫn năng lượng của vũ trụ vào cơ thể ng bệnh. Có nghĩa mình chỉ là kênh trung gian. Cho nên nhiệm vụ duy nhất mình làm là trụ tim, đặt tay thả lỏng để mọi việc cứ diễn ra tự nhiên. Chúng ta không truyền năng lượng và đặt biệt không quá dính mắc vào người bệnh. Mình đặt tự thông cơ thể mình, ko mất sức hay gánh bệnh cho ai.

 

2: Luôn tuân thủ nguyên tắc: “ Tự do ý chí” . Ở cả 2 phía người đặt và người được đặt, đều tự nguyện mong muốn làm điều này, mà không ép buộc. Đặt cho trẻ em thì phải có sự đồng ý của người thân, và nên đặt khi bé ngủ vì đối tượng này hiếu động, khó kiểm soát.

 

3: Khi thực hành: đau quá chịu không nổi dừng ngang đột xuất. Rất nguy hiểm vì cơ thể đang vận hành, đang xả, đang nạp mà bạn dừng như vậy cơ thể không xả, không nạp được tiếp sẽ khiến bạn đau tắc hơn. Trong khi bạn ráng chịu đựng cho việc xả hay nạp này hoàn thành, cơ thể sẽ khỏe trở lại.

 

4: Đặt tay từ xa: sau khi cả 2 đã thỏa thuận ngày giờ chính xác đặt, thì người được đặt phải định tâm để việc kết nối xảy ra mạnh hơn. Nếu người được đặt, ko biết định là như thế nào thì hướng dẫn họ ngồi hít thở, thoải mái, thả lỏng và biết rằng đang được mình đặt tay. Chứ không phải: ” Ok, bạn đặt cho mình nha”. Xong mình đi tung tăng dung dăng dung dẻ. Buổi đặt không mang lại hiệu quả.

 

5: Dính trượt: ( tạm hiểu là người đó đang đau, mình đặt cảm nhận và chữa xong. Sau đó, mình đau y chang hoặc có khi nặng hơn ) Khi đặt tay cho ai xong, để chắc chắn bản thân không bị dính trượt của người đó. Thì sau khi đặt tiến hành rửa tay hoặc xả trượt bằng cách : tự ngồi, ngửa 2 lòng bàn tay, thả lỏng trên chân. Hít thở dọc từ đỉnh đầu xuống đáy cơ thể như thế, cho tới khi năng lượng lưu thông ổn định trên cơ thể lại.

 

PS: Những gì mình chia sẻ ở trên, đa phần lúc trước mình bị vướng rất nhiều. Đã bị đau trên thân, bị khóc, bị bệnh…cho nên mình rút ra kinh nghiệm chia sẻ cho các bạn đừng vướng phải.